Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

Khai mạc phòng tranh “Về với Sông Hương”

Khai mạc phòng tranh “Về với Sông Hương”
16:35 | 16/06/2013
Nhân dịp kỉ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Sông Hương, chiều ngày 16/6, Tạp Chí Sông Hương tổ chức khai mạc phòng triển tranh “Về với Sông Hương”, diễn ra tại trụ sở Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, Huế.
Khai mạc phòng tranh “Về với Sông Hương”
Tham dự triển lãm lần này có sự góp mặt của 15 họa sĩ: Đặng Mậu Tựu, Kim Long, Nguyễn Thượng Hải, Nguyễn Thượng  Hỷ, Trương Hoa Đôn, Nguyễn Tuấn, Tuyết Hiền, Lê Thừa Khiển, Lê Văn Ba, Nguyễn Bá Văn, Nguyễn Thanh Cảnh, Đặng Mậu Triết, Nguyễn Đăng Sơn và những người bạn Huế: Họa sĩ Lê Hiếu, Thùy Vân.
15 gương mặt hội ngộ "Về với Sông Hương"

Với 29 tác phẩm tại phòng triển lãm được thể hiện trên nhiều chất liệu: sơn dầu, sơn mài, acrylic, tổng hợp, phù điêu bôi giấy... đặc biệt còn có 8 tác phẩm tranh minh họa của họa sĩ Đặng Mậu Tựu đăng trên các số tạp chí Sông Hương, đã làm đa dạng thêm các thể loại tranh lần này.
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương, phát biểu khai mạc phòng tranh
Cảm hứng chủ đạo của phòng tranh mang đậm dấu ấn Huế với bao nỗi hoài cảm, suy tư, những câu chuyện với nhiều phong cách đề tài thể hiện khác nhau của các họa sĩ trong một không gian hài hòa của phòng triển lãm. Nhiều tác phẩm trong số đó mang dáng dấp xứ Huế thơ mộng, trầm buồn và cả những cảnh tình của vô thức được biểu đạt qua nét vẽ của những họa sĩ luôn ấp ôm bóng hình Huế quê hương.
Họa sĩ Đặng Mậu Tựu, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT TT-Huế, cùng chia sẻ với phòng tranh

Đây là cuộc hội ngộ lần thứ tư, cuộc hội ngộ đặc biệt của nhóm họa sĩ là những người con của Huế và những người yêu Huế, sau hai cuộc triển lãm thành công trước đó là Về lại (2008), Lại về (2010), Lại về lại (2012) đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng người yêu nghệ thuật.

Họa sĩ Kim Long, đại diện nhóm họa sĩ phát biểu cảm nghĩ về Phòng tranh và Tạp chí Sông Hương

Triển lãm mở cửa chào đón công chúng yêu nghệ thuật đến hết ngày 22/6.
T.Giang

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

Cảm nghĩ


KHAI MẠC PHÒNG TRANH “LẠI VỀ LẠI”
Vào  lúc 17g30 ngày 06/04/2012 tại số 9 Phạm Hồng Thái, TP Huế. Ban tổ chức Festival Huế 2012, Liên Hiệp Các Hội Văn Học Nghệ Thuật Thừa Thiên Huế và Tạp Chí Sông Hương đã khai mạc phòng tranh “Lại Về Lại” với 29 tác phẩm tranh sơn dầu, sơn mài, tranh lụa, in mộc bản của 11 tác giả trong và ngoài nước.
Họa sỹ Kim Long thay mặt anh em nói lời cảm ơn ban tổ chức và hứa khi nào còn tổ chức Festival Huế thì anh em sẽ  Lại Về. Vì Huế  bản chất là di sản văn hóa hội nhập và phát triển mà còn là mối quan hệ hỗ tương ngàn đời của một cõi đi về. Cho nên lại về chắc chắn sẽ về lại mãi mãi..
Đi về “ Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi, đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt Trên hai đôi vai đôi vầng nhật nguyệt, rọi xuống trăm năm một cõi đi về” Lời của Trịnh như còn vang vọng đâu đây xuyên suốt phòng tranh được khai mạc vào chiều 06/04/2012. ngày thứ sáu . Hằng trăm người chen chúc nhau vào xem tranh. Tây có, ta có, già trẻ, nam nữ, giàu nghèo, khỏe mạnh, bệnh tật như họa sỹ Hoàng Đăng Nhuận vẫn ngồi xe lăn, nhờ gia đình đưa đến dự triển lãm. Ngoài ra còn có rất nhiều đoàn  sinh viên của các trường đại học Huế lũ lượt xếp hàng chờ tới phiên vào xem, đủ thấy rằng cố đô Huế quả thật là cái nôi của văn học nghệ thuật của cả nước
Họa sỹ Nguyễn Thượng Hải nổi bật với tác phẩm Mặt Nạ, cách pha màu nóng ấm và đa sắc, tạo nên không gian của lễ hội hoành tráng, cung đình, nhưng cũng ẩn chứa nhiều nghịch cảnh, thân phận của đời người, phía sau chiếc mặt nạ. Mang đậm nét nhân sinh
Họa sỹ Thùy Vân được anh em văn nghệ sỹ Huế đánh giá  rất cao, có ý tưởng tốt với cách vẽ theo trường phái hiện thực với tác phẩm  Say Cuồng, được tổng biên tập Tạp Chí Sông Hương hết lời khen ngợi và đã làm một bài thơ tặng riêng cho tác phẩm này.
Họa sỹ Kim Long với tác phẩm Phố Ven Sông sơn mài, là một tác phẩm được đánh giá cao vì đường nét hồn nhiên, bình dị, màu sắc đơn sơ mộc mạc, như cuộc sống của  anh đang bay trên bầu trời nghệ thuật trở về cội nguồn.
Đặc biệt tác phẩm của Họa sỹ Hoàng Đăng Nhuận được nhiều người, nhiều giới quan tâm, với sắc màu đơn giản mà nóng bỏng, bình thản mà đối đầu giữa đói và no, giữa sống và chết của những người cùng giai cấp, cùng khổ. Qua hình ảnh con người và con vật sẵn sàng giành nhau vì miếng ăn, được nhấn ở câu thơ của thi sĩ Bùi Giáng “ Cứ tưởng đầu đường thương xó chợ..”
Riêng họa sỹ Lê Hiếu chỉ có tác phẩm Màu Tình Yêu, như là cảm nhận được đâu đó tình yêu của kiếp nhân sinh, của phận người, của một kiếp phù sinh qua hình ảnh người thiếu nữ, mặc dù  quay lưng lại với cuộc sống đang trôi. Nhưng vẫn cảm nhận được màu xanh của hy vọng...

(nguồn: dominiart.net)

Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2011

KÝ ỨC VÀ NHỮNG MẢNG MÀU HUẾ * Bảo Hân


Tại Festival Huế 2008, bên cạnh hàng chục cuộc triển lãm, trưng bày diễn ra trên khắp các đường phố, nhà triển lãm với nhiều loại hình nghệ thuật đa dạng; một phòng tranh nhỏ nhắn, ý nhị nằm trong con kiệt nhỏ đường Lê Thánh Tôn của Nội thành Huế. “Về lại” tên của phòng tranh, là tình cảm của những người Huế xa quê góp tiếng lòng của mình bằng những gam màu hoài hương.


Từ thành phố Hồ Chí Minh, cùng với Nguyễn Thượng Hải và Dương Đình Hùng, Kim Long đã trở về Huế, trở lại nơi được mệnh danh là “Tuyệt tình Cốc” của nhóm văn nghệ sỹ trí thức trước năm 1975 với những đứa con tinh thần của mình là những bức sơn dầu đen trắng nhuần nhị.


Tên thật là Nguyễn Quốc Hoàng, sinh năm Bính Tuất (1946). Tuổi thơ và cả thời tuổi trẻ của Hoàn là những cuộc rong chơi mê mải, là những chuyến lang thang trên vùng đất văn vật sông Hương, núi Ngự. Chỉ học một năm ở trường Cao đẳng Mỹ thuật Huế, rồi xa Huế vào những năm đầu của thập niên bảy mươi. Bút danh Kim Long - đó là nỗi hoài hương, là tiếng kỳ vọng ký ức trong vườn tuổi thơ là sự vọng tưởng về một xứ Hà Khê bên dòng Hương nức tiếng văn chương.

Và đây cũng chính là tên phòng tranh cũng là quán ăn Huế khá nổi tiếng trên đất Sài Thành với những đặc sản bánh Huế và bún bò Huế.

Tự nhận là người cầm cọ “amateur” như là một họa sỹ rong chơi - Kim Long thích vẽ phong cảnh của quê hương. Ký ức và cả tâm thức Huế không tả nhưng lại gợi rung cảm và xúc động trong tranh sơn dầu của Kim Long.

Xem tranh của anh, người ta có thể liên tưởng đến câu nói “mỗi người Huế về bản chất là một nhà thơ, một nghệ sỹ”. Không vẽ tranh chuyên nghiệp, Kim Long đến với cây cọ bằng tâm thức và vì vậy anh làm thơ bằng nét cọ để khảm vào một mảng mosaic của riêng mình.
BẢO HÂN
(03-09)
NÚI - Tranh sơn dầu của  KIM LONG






















NHA TRANG KỶ NIỆM






Trà đạo với họa sỹ Nguyễn Bá Văn tại "Hải Vọng Triều Âm" T.P. Nha Trang (mùa thu 2009)