Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

Cảm nghĩ


KHAI MẠC PHÒNG TRANH “LẠI VỀ LẠI”
Vào  lúc 17g30 ngày 06/04/2012 tại số 9 Phạm Hồng Thái, TP Huế. Ban tổ chức Festival Huế 2012, Liên Hiệp Các Hội Văn Học Nghệ Thuật Thừa Thiên Huế và Tạp Chí Sông Hương đã khai mạc phòng tranh “Lại Về Lại” với 29 tác phẩm tranh sơn dầu, sơn mài, tranh lụa, in mộc bản của 11 tác giả trong và ngoài nước.
Họa sỹ Kim Long thay mặt anh em nói lời cảm ơn ban tổ chức và hứa khi nào còn tổ chức Festival Huế thì anh em sẽ  Lại Về. Vì Huế  bản chất là di sản văn hóa hội nhập và phát triển mà còn là mối quan hệ hỗ tương ngàn đời của một cõi đi về. Cho nên lại về chắc chắn sẽ về lại mãi mãi..
Đi về “ Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi, đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt Trên hai đôi vai đôi vầng nhật nguyệt, rọi xuống trăm năm một cõi đi về” Lời của Trịnh như còn vang vọng đâu đây xuyên suốt phòng tranh được khai mạc vào chiều 06/04/2012. ngày thứ sáu . Hằng trăm người chen chúc nhau vào xem tranh. Tây có, ta có, già trẻ, nam nữ, giàu nghèo, khỏe mạnh, bệnh tật như họa sỹ Hoàng Đăng Nhuận vẫn ngồi xe lăn, nhờ gia đình đưa đến dự triển lãm. Ngoài ra còn có rất nhiều đoàn  sinh viên của các trường đại học Huế lũ lượt xếp hàng chờ tới phiên vào xem, đủ thấy rằng cố đô Huế quả thật là cái nôi của văn học nghệ thuật của cả nước
Họa sỹ Nguyễn Thượng Hải nổi bật với tác phẩm Mặt Nạ, cách pha màu nóng ấm và đa sắc, tạo nên không gian của lễ hội hoành tráng, cung đình, nhưng cũng ẩn chứa nhiều nghịch cảnh, thân phận của đời người, phía sau chiếc mặt nạ. Mang đậm nét nhân sinh
Họa sỹ Thùy Vân được anh em văn nghệ sỹ Huế đánh giá  rất cao, có ý tưởng tốt với cách vẽ theo trường phái hiện thực với tác phẩm  Say Cuồng, được tổng biên tập Tạp Chí Sông Hương hết lời khen ngợi và đã làm một bài thơ tặng riêng cho tác phẩm này.
Họa sỹ Kim Long với tác phẩm Phố Ven Sông sơn mài, là một tác phẩm được đánh giá cao vì đường nét hồn nhiên, bình dị, màu sắc đơn sơ mộc mạc, như cuộc sống của  anh đang bay trên bầu trời nghệ thuật trở về cội nguồn.
Đặc biệt tác phẩm của Họa sỹ Hoàng Đăng Nhuận được nhiều người, nhiều giới quan tâm, với sắc màu đơn giản mà nóng bỏng, bình thản mà đối đầu giữa đói và no, giữa sống và chết của những người cùng giai cấp, cùng khổ. Qua hình ảnh con người và con vật sẵn sàng giành nhau vì miếng ăn, được nhấn ở câu thơ của thi sĩ Bùi Giáng “ Cứ tưởng đầu đường thương xó chợ..”
Riêng họa sỹ Lê Hiếu chỉ có tác phẩm Màu Tình Yêu, như là cảm nhận được đâu đó tình yêu của kiếp nhân sinh, của phận người, của một kiếp phù sinh qua hình ảnh người thiếu nữ, mặc dù  quay lưng lại với cuộc sống đang trôi. Nhưng vẫn cảm nhận được màu xanh của hy vọng...

(nguồn: dominiart.net)